SEO ONPAGE

1. Seo Onpage là gì? Các công việc của Seo Onpage.

SEO Onpage là các công việc cần làm để tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên website. Mục tiêu của việc này là để giúp web nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Từ đó, website thu hút nhiều traffic hơn, có thêm nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.


 

SEO Onpage là làm những gì?

Tối ưu URL trong SEO Onpage

Tối ưu SEO Onpage giúp cho URL càng ngắn khả năng website được tăng thứ hạng càng cao. Hãy để từ khóa có lượng search cao nhất của bạn vào URL. Để URL chuẩn SEO Onpage cần 2 yếu tố:

  • URL liên quan bài viết và có chứa từ khóa chính.
  • Ngắn gọn và đủ ý (thông thường URL trung bình có từ 55-60 word).

Tối ưu thẻ Title 

Sau khi trả về kết quả tìm kiếm, điều đầu tiên hấp dẫn người dùng click vào là Title. Bên cạnh đó, việc tối ưu title giúp cho cụ crawl dữ liệu nhanh chóng, chính xác hơn. Trước đây, thủ thuật thêm từ khóa vào title được nhiều người sử dụng để có thêm cơ hội tăng xếp hạng. Tuy nhiên sau những lần cập nhật gần đây, thủ thuật này đã không còn hiệu quả.

Một số lưu ý khi tối ưu title như sau:

  • Mỗi title được ngăn cách bằng dấu – hoặc l.
  • Title nên chứa những từ khóa có lượng search cao thứ hai (lượng tìm kiếm cao nhất nên để ở URL).
  • Không để title và URL giống nhau hoàn toàn.
  • Từ khóa SEO ở vị trí đầu tiên thường được ưu tiên tăng tỉ lệ CTR và xếp hạng.
  • Title nên chứa từ khóa vừa đủ, quan trọng là cần mạch lạc, tự nhiên, không gượng ép, nhồi nhét từ khóa.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tối ưu trang chủ thì cần có thêm tên thương hiệu ở title. Bên cạnh đó, title cần thể hiện hoặc ít nhất là có liên quan đến được nội dung của tên miền. Để nâng cao kiến thức về SEO, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo SEO tại FPT Skillking để được giải đáp thắc mắc hiệu quả nhất

SEO Onpage là làm những gì?
Tối ưu thẻ Title trong SEO Onpage

Tối ưu thẻ Heading

Đối với thẻ Heading 1 trong tối ưu SEO Onpage bạn cần làm các công việc sau:

  • Heading 1 cần chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm nên ở mức 3. (sau URL và thẻ Title).
  • Heading 1 cần bao hàm nội dung bài viết (đôi khi có thể lấy H1 trùng Title).
  • Một bài viết chỉ có 1 thẻ H1.
  • H1 nên là từ khóa LSI khác với URL. (Từ khóa LSI là dạng từ khóa có liên quan chặt chẽ đến ngữ nghĩa của từ khóa chính trong chủ đề).

Ví dụ: Nếu từ khóa chính là “du thuyền”, “tắm biển”, thì từ khóa LSI có thể là “bãi cháy”, “sầm sơn” chẳng hạn.

Về thẻ H2 và H3 bạn cần lưu ý thêm các thông tin sau:

  • Ngắn gọn, là mô tả, thể hiện nội dung của đoạn văn dưới.
  • Triển khai nhiều tiêu đề phụ để làm rõ nghĩa.
  • Tránh nhồi nhét từ khóa, chú trọng vào nội dung.
SEO Onpage là làm những gì?
Tối ưu thẻ Heading trong SEO website

Tối ưu thẻ Alt

Tối ưu hình ảnh là việc làm rất quan trọng mà nhiều Seoer bỏ qua. Trong bài SEO, bot Google nhận biết rất nhanh về nội dung chữ. Tuy nhiên, nội dung ảnh thì chưa thể nhận biết được. Bởi vậy, để tối ưu được thẻ Atl, bạn cần làm các công đoạn sau:

  • Đặt tên mô tả ảnh cần không dấu và có dấu – giữa các từ.
  • Tối ưu mô tả cho hình ảnh.

Ngoài ra, nếu muốn tối ưu chuyên sâu hơn, bạn có thể SEO cả hình ảnh lên top tìm kiếm.

SEO Onpage là làm những gì?
Tối ưu thẻ Alt

Tối ưu thẻ Bold

Các thẻ Bold giúp nhấn mạnh nội dung bài viết. Tối ưu các thẻ này giúp cho Bot Google nhận diện dễ hơn về chủ đề của bài viết mà không mất nhiều thời gian rà soát phân loại.

Tối ưu Internal link

Internal link là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng điều hướng cấu trúc liên kết trên web. Tối ưu các Internal link giúp cho các bài điều hướng đến nhau đều có sự liên quan về nội dung hoặc chủ đề. Từ đó người đọc có thông tin đầy đủ nhanh chóng. Mặt khác, đây là một trong nhưng yếu tố được Google đánh giá cao web của bạn.

Tối ưu nội dung

  • Tối ưu về TOC: Mỗi cuốn sách đều có mục lục. Tối ưu TOC như là giúp cho mục lục bài viết, mục lục của cả website có sự khoa học, dễ tìm kiếm, thuận lợi trong quá trình người dùng tìm kiếm.
  • Tối ưu về độ dài bài viết: Bài viết SEO trên các web chính lên có độ dài từ 1300 – 1800 từ là phù hợp. Bên cạnh đó, nếu là các bài phân tích chuyên sâu thì từ 2000 – 3000 là độ dài rất hấp dẫn người đọc.
  • Tối ưu nội dung: Để tối ưu nội dung, trước tiên bạn cần đảm bảo ý nghĩa và thông điệp bài viết. Mặc dù từ khóa quan trọng, tuy nhiên, dù sao cũng là kỹ thuật, bài viết mục đích chính là hướng tới người dùng. Bởi vậy, chúng cần hữu ích và có hệ thống. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng nội dung thu hút, cách thức truyền tải mới lạ độc đáo, để web luôn được ghé thăm thường xuyên.

➡➡➡ Tìm hiểu thêm về: Marketing Online là gì? Chiến lược Marketing Online phù hợp

SEO Onpage là làm những gì?
Tối ưu nội dung trong SEO Onpage

2. Các tiêu chí về tên miền. Cách lựa chọn tên miền tối ưu cho Seo

Tên miền: Tên miền hay có tên gọi khác là Domain, đây được hiểu là địa chỉ URL trỏ về website của bạn hay chính là địa chỉ định danh của website trên Internet.

SEO: Đây là quá trình tối ưu công cụ tìm kiếm, điều này yêu cầu các website phải tuân theo các quy tắc chuẩn để trang web có thể xếp hạng cao hơn trên các trình duyệt tìm kiếm.

Tên miền chuẩn SEO: Chọn tên miền chuẩn Seo nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của công cụ tìm kiếm. Từ đó việc làm SEO dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tên miền ngắn gọn dễ nhớ

Đây là tiêu chí quan trọng nhất trong việc lựa chọn tên miền, hãy đặt tên miền website của bạn thật ngắn gọn, dễ nhớ và đơn giản.

 Hãy lựa chọn tên miền có độ dài dưới 10 ký tự hoặc có 2-3 từ khi phát âm. Tên miền chuẩn giúp trình duyệt đọc và mã hóa tên miền nhanh hơn và quét nội dung website cũng dễ dàng hơn.

Tên miền tránh gây nhầm lẫn

Để tránh đặt tên miền trùng, bạn hãy thực hiện kiểm tra trạng thái tên miền trước khi lựa chọn. Nếu tên miền bạn chọn đã được đăng ký, bạn hãy thêm tên gọi sản phẩm hoặc tính năng vào tên thương hiệu.

Tránh những ký tự đặc biệt

Tuyệt đối không nên chứa các ký tự đặc biệt trong tên miền, ví dụ như những ký tự $, +, @ hoặc thậm chí cả dấu gạch ngang (-). Chúng sẽ gây khó nhớ gây nhầm lẫn, gõ sai địa chỉ, chỉ nên chọn tên miền không dấu và viết liền nhau.

Tên miền dễ viết

Người dùng có thể viết sai và nhiều người không truy cập vào trang web của bạn được nếu tên miền quá phức tạp. Bên cạnh đó nếu bạn đặt tên miền quá phức tạp, đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng chọn tên miền đẹp hơn và giành ưu thế.

Lựa chọn tên miền cấp 1

Một yếu tố quan trọng trong cách đặt tên miền chuẩn SEO đó chính là lựa chọn đuôi tên miền. Các tên miền để SEO tốt nhất là các tên miền cấp 1 bởi vì những tên miền cấp 1 thường có độ tin cậy cao hơn so với các tên miền cấp 2 hoặc cấp 3.

Tên miền có chứa từ khóa

Nên ưu tiên từ khóa chính bạn cần SEO xuất hiện trong tên miền. Đó có thể là tên thương hiệu, tên sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động của website,…

Sử dụng địa danh cho tên miền

Từ khóa về vị trí hoặc đặc điểm của sản phẩm được ưu tiên đặt là tiền tố và hậu tố có trong tên miền.

Việc lựa chọn tên miền theo vị trí địa lý sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu theo địa phương nhanh hơn.

Thêm từ khóa mở rộng

Bạn cũng có thể chọn tên miền chứa từ khóa mở rộng và SEO từ khóa bằng cách ghép từ khóa phụ vào từ khóa chính. Ví dụ nếu bạn kinh doanh tên miền, bạn có thể chọn tên miền thông qua các từ khóa như “bantenmien”, “tenmienre”, …

Ưu tiên chọn đuôi tên miền phổ biến

Các đuôi tên miền như .com; .vn; .net; .org, … hiện nay đang được hỗ trợ tốt nhất cho SEO.

Hãy lựa chọn đuôi tên miền phù hợp với vị trí đối tượng khách hàng của bạn. VD: Đuôi tên miền như .vn hoặc .com.vn nếu là đối tượng ở Việt Nam.

Các đuôi tên miền đều có những ý nghĩa riêng, phù hợp với những lĩnh vực, ngành nghề:

+ .NET: (network) thương sử dụng trong những ngành nghề liên quan đến mạng lưới, website v.v 

+ .COM: hay gọi là “Commercial”, trong tiếng anh chúng có nghĩa là thương mại, những doanh nghiệp cá nhân hoạt động kinh doanh sẽ sử dụng đuôi website này.

+ .GOV: là viết tắt của Goverment chủ yếu được các cơ quan, tổ chức nhà nước chính phủ sử dụng

+ .EDU: là đuôi cực kỳ phổ biến có thể thấy ở hầu hết các website từ trường mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đại học đểu sử dụng đuôi này.

….

3.      Domain Authority là gì? Phương pháp tăng chỉ số Domain Authority

Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng website, điểm số này được phát triển bởi Moz. Mục đích chính của Domain Authority là dự đoán khả năng xếp hạng của một trang Web trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

domain authority là gì
Thuật ngữ Domain Authority là gì?

Điểm Domain Authority nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Một Website đạt điểm cao sẽ tương ứng với khả năng xếp hạng cao hơn.

Domain Authority được tính toán bằng cách: Đánh giá nhiều yếu tố (bao gồm liên kết các Roots Domain và tổng số các liên kết) thành một điểm Domain Authority duy nhất. Điểm số này sau đó có thể được sử dụng khi so sánh các Website với nhau. Hoặc theo dõi “Ranking Strength” (khả năng cạnh tranh xếp hạng) của một trang Web theo thời gian.

9 Bước tăng Domain Authority

Bạn đã xác định được điểm DA tốt mà mình cần. Vậy làm thế nào để Check Domain Authority mà điểm có thể tăng lên? Hãy cùng tìm hiểu 9 bước tăng Domain Authority sau đây nhé!

Bước 1: Chọn một tên miền tốt

Nếu bạn là người mới. Việc đầu tiên cần làm là chọn Domain. Tất nhiên, Domain này cần phải liên quan đến website của bạn. 

Hãy xem ví dụ bên dưới về trang Web GTV SEO của chúng tôi. Chúng tôi chủ yếu tập trung vào dịch vụ SEO Website. Vì thế khi tạo tên miền chúng tôi đã thêm chữ SEO vào.

check domain authority
Tên miền Website GTV SEO

Nên nhớ, Doamin phải tương đối dễ để khách truy cập sẽ không gặp vấn đề gì khi quay lại tìm trang Website của bạn. Doamain nên ngắn gọn cũng là thứ bạn nên lưu ý. Bạn cũng có thể mua một tên miền cũ để không phải tạo tuổi miền.  Nếu bạn đã có sẵn Domain. Hãy kiểm tra và đảm bảo rằng nó không bị hết hạn bằng cách gia hạn chúng trong vòng ít nhất 3 năm đến 5 năm nhé.

Bước 2: Tối ưu hóa nội dung On-Page 

SEO sẽ gây ảnh hưởng đến xếp hạng trang trên bảng kết quả tìm kiếm và ảnh hưởng cả điểm Domain Authority của trang. Hãy đảm bảo bạn luôn tối ưu tất cả code của Website (gồm Tag tiêu đề, Tag hình ảnh và tối ưu cả nội dung trang).

domain authority là gì
Tối ưu Onpage để tăng Domain Authorirty

Việc tạo các biến thể (như in đậm, in nghiêng hay gạch dưới) sẽ cải thiện trải nghiệm người đọc. Từ đó khả năng bài viết được khách truy cập đọc sẽ cao hơn.

Ngoài ra. Hãy nhớ giữ cho tất cả liên kết của bạn ngắn gọn và có liên quan tới nội dung bài viết. Bạn cũng có thể tạo thanh bên để đặt Link của các bài viết mới. Những điều này góp phần không nhỏ Domain Authority và tăng điểm cho Web của bạn đấy !

Xây dựng Domain Authority với các nội dung liên quan

Một phương pháp SEO hay khác đó là: Tăng cường mức độ liên quan của từ khóa và nội dung. Việc này có thể thực hiện bằng cách tạo nội dung dài, có chiều sâu và nội dung bao quát cao.

Hoặc có thể lấy bài viết về Domain Authority này của tôi như một ví dụ về tạo nội dung: Bài viết tập trung vào các vấn đề liên quan đến Domain Authority và cách tối ưu. Nội dung chú trọng vào việc giải thích khái niệm, mô tả ngắn gọn điểm tốt và cách tăng điểm.

Để có thể xây dựng nội dung hiệu quả. Chúng ta sẽ cần đáp ứng hai vấn đề chính: Từ khóa liên quan và vấn đề mọi người thường đặt câu hỏi. Bạn có thể tự tìm hiểu hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ như BiQ’s Keyword Intelligence 

Ví dụ: Bạn đang muốn tạo bài đăng nhắm mục tiêu đến khách hàng quan tâm đến SEO trang Web. Từ khóa của bạn sẽ là SEO, SEO là gì, SEO như thế nào,.. Bạn sẽ cần lên bài viết xoay quanh chủ đề này. Trên thanh công cụ của BiQ, bạn nhập từ khóa và địa điểm. Kết quả sẽ được trả về như hình bên dưới:

how to increase domain authority
Công cụ của BiQ xây dựng Domain Authority

Ở Tab Related Keywords bạn sẽ tìm thấy rất nhiều các từ khóa liên quan khác nhau. Có thể dựa vào chỉ số Value để lựa chọn từ khóa phù hợp. Chỉ số Value càng cao thì giá trị từ khóa càng lớn.

Sau khi đã đăng tải bài lên Website. Có thể dùng BiQ’s Content Intelligence để củng cố mức độ liên quan của bài viết cũng như đưa ra các thay đổi về từ khóa hoặc nội dung nếu cần thiết. Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập URL Website và từ khóa và nhấn Search.

Nhập URL Website và từ khóa và nhấn Search

Bảng kết quả với các thông số chi tiết sẽ được hiển thị ra như hình bên dưới. BiQ sẽ đánh giá cả ngữ điệu mà bạn sử dụng trong bài viết. Số từ cũng như các vấn đề liên quan đến SEO khác.

tăng domain authority
BiQ đánh giá ngữ điệu sử dụng trong bài viết

Ở phần WordVector SEO, BiQ sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện bài viết của mình. Nó sẽ đánh giá nội dung của bạn trên thang điểm %. Đưa ra các phần quan trọng,chỉ rõ phần nào cần chỉnh sửa (Edit needed) và phần nào không (Good, Great). Công cụ này khá tiện ích để giúp bạn Check Domain Authority của mình. Tương tự, các Tab Keyword SEO và Fundamental SEO cũng hoạt động như WordVector SEO.

domain authority stacking
Keyword SEO,Fundamental SEO hoạt động như WordVector SEO

Bước 3: Tạo nội dung có thể liên kết

Để tạo ra những liên kết chất lượng cao từ nhiều Domain khác nhau. Bạn sẽ cần tạo nội dung chất lượng (được đăng tải một cách thường xuyên).

check website domain authority
Tạo nội dung chất lượng từ domain chất lượng

Khi bạn tạo nội dung có chất lượng cao, sẽ có người truy cập chia sẻ bài đăng. Từ đó, Website của bạn sẽ được giới thiệu rộng rãi hơn. Nội dung càng tốt, càng có nhiều trang lớn liên kết với bài viết. Tất nhiên, bài viết của bạn phải phù hợp với thương hiệu và người đọc. Nội dung cần chứa nhiều thông tin, sáng tạo và văn phong ổn định.

Bước 4: Cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ trang 

Một bước để tăng Domain Authority tiếp theo đó là: Nhiều Website quan tâm đến việc tìm kiếm các liên kết bên ngoài đến mức bỏ qua tầm quan trọng của liên kết nội bộ. Đây chính là một trong những sai lầm lớn của việc phát triển Web.

Những liên kết nội bộ sẽ hướng khách truy cập đến những gì mà họ đang tìm kiếm. Từ đó cải thiện trải nghiệm sử dụng trang. Nếu họ đi sâu vào cách danh mục hay bài viết mà bạn đăng. Họ vẫn có thể quay lại trang chủ một cách dễ dàng (thông qua liên kết nội bộ).

Trong GTV SEO.Chúng tôi thường thực hiện các liên kết nội bộ bằng cách đề xuất các bài đăng có liên quan đến độc giả trong trường hợp họ muốn đọc thêm về chủ đề đó. Thông qua đó chúng tôi cũng có thể quảng cáo các bài viết cũ của mình.

cách liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ bằng cách đề xuất các bài đăng liên quan đến độc giả

Các liên kết nội sẽ giúp khách hàng tránh khỏi sự hụt hẫng sau khi đọc xong bài. Cũng như khiến họ tương tác với trang web của bạn nhiều hơn. Ngoài ra, các liên kết này sẽ giúp công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang Web của bạn dễ dàng hơn.

Bước 5: Loại bỏ liên kết xấu và độc hại 

Thỉnh thoảng, nên xem lại danh sách liên kết của mình để loại bỏ những liên kết ngược hoặc độc hại. Nó sẽ giúp Website của bạn sạch và thân thiện với người truy cập hơn. Từ đó sẽ tăng Domain Authoriry là gì lên một cách đáng kể.

Những liên kết hỏng hoặc dẫn đến các trang Web xấu sẽ gây tác động tiêu cực đến trang Web. Kiểm tra từng liên kết khá là rắc rối. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng Link Manager của SEOPressor để trợ giúp. 

authority site
Sử dụng Link Manager của SEOPressor loại bỏ liên kết xấu

Bước 6: Đảm bảo trang Web thân thiện với các thiết bị di động

Hiện nay, công nghệ di động ngày càng phát triển rộng rãi. Số lượng người sử dụng di động để duyệt Web ngày càng lớn. Nếu trang của bạn chưa được tối ưu hóa hiển thị trên di động thì bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ. Hãy Check Domain Authority, và đảm bảo nó có đáp ứng tiêu chí thân thiện với Mobile hay không?

Việc Website không thân thiện với di động sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm (trên thiết bị di động). Nó còn khiến bạn mất nhiều khách truy cập vì thời gian chờ lâu, font chữ hiển thị sai hay Layout bị lộn xộn.

Để kiểm tra xem trang Web có thân thiện với di động không, bạn có thể truy cập Mobile-Friendly Test by Google Developers. Nó sẽ phân tích cho bạn biết trang Web bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không.

check tuổi domain
Kiểm tra tính thân thiện bằng cách truy cập Mobile-Friendly Test by Google Developers

Bước 7: Tăng Domain Authority bằng cách nâng cao danh tiếng 

Nâng cao danh tiếng cũng là cách tăng Domain Authority cho Website của bạn. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách tạo nội dung kỹ lưỡng. Đặc biệt và chuẩn xác để thu hút nhiều người theo dõi. Bạn có thể thêm các mánh khóe để nâng cao danh tiếng của mình. Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội một cách thông minh.

Từ việc có nhiều người theo dõi, bạn sẽ củng cố được thương hiệu của mình. Thông qua đó, lưu lượng truy cập trang web sẽ tăng lên cũng như tăng được số lượng liên kết bên ngoài.

Một cách khác để nâng cao danh tiếng mà bạn có thể ứng dụng là: Đăng bài lên Blog hoặc các trang khác danh tiếng có liên quan đến ngành hàng bạn đang làm (với danh nghĩa doanh nghiệp hoặc cá nhân).

Bước 8: Tăng tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang kém sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng. Từ đó, tỉ lệ thoát trang sẽ gia tăng. Hầu hết khách truy cập không có đủ kiên nhẫn để chờ 15s cho một trang Web tải xong.

Bạn có thể tăng tốc độ tải trang bằng cách sử dụng PageSpeed (công cụ được tạo ra bởi Google). Nó không chỉ giúp bạn phân tích tốc độ tải trang mà còn đưa ra giải pháp hữu hiệu để cải thiện. Hãy kiểm tra tốc độ trang của bạn ngay tránh ảnh hưởng chỉ số Authority. Tìm ra những lỗi cần sửa để cải thiện trải nghiệm người dùng nhé!

authorities là gì
Tăng tốc độ tải trang bằng PageSpeed

Bước 9: Quảng bá nội dung qua mạng xã hội

Mạng xã hội là một nhân tố lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến các xếp hạng tìm kiếm. Vì thế, hãy quảng bá nội dung của mình trên các phương tiện truyền thông để thu được những tín hiệu xã hội. Nếu tín hiệu mạng xã hội tốt sẽ tăng Domain Authority của bạn lên rất nhiều.

Nếu bạn không hành động. Nội dung của bạn sẽ chẳng thể tiếp cận được đến bao nhiêu người, nó sẽ mãi ở yên trên trang Web của bạn mà thôi.Hãy quảng cáo nội dung trên nhiều nền tảng xã hội để tăng điểm Domain và nên nhớ: Đảm bảo rằng bạn khuyến khích người dùng Follow, Like và bình luận nhé. 

kiểm tra domain
Quảng cáo nội dung qua mạng xã hội

Lưu ý: Bạn cũng có thể thêm nút chia sẻ lên các mạng xã hội vào các trang trên Website của mình. Người truy cập có thể dễ dàng chia sẻ bài viết lên trang cá nhân của họ.

4.  Kỹ thuật viết tiêu đề, mô tả cho website.

4 bước hoàn hảo cho một TiTLE TAG hấp dẫn!

Bước 1: Xác định từ khóa CHÍNH là bạn muốn nhắm đến

Trong thực tế, một số những thống kê liên quan đến lĩnh vực Seo đều chỉ ra rằng, số liệu trung bình của các trang web được xếp hạng tại vị trí No1 liên quan đến khoảng 1000 từ khóa liên quan, vì thế mà hầu hết các trang web không chỉ xếp hạng dựa trên “từ khóa” quan trọng nhất mà còn phụ thuộc vào nhiều thuật ngữ khác nhau có liên quan, đây quả thật là một thông tin thú vị. Tuy nhiên đối với tiêu đề, chúng tôi khuyên bạn nên đặt trọng tâm tối ưu hóa một từ khóa “chính” – hiệu quả của “chính” đem lại rất đáng kinh ngạc, chúng ta sẽ tiếp tục khai thác nó trong bước thứ hai.

Bước 2: Xây dựng các biến thể ĐUÔI DÀI cho từ khóa CHÍNH

Bạn luôn nhằm đến tối ưu MỘT từ khóa chính tuy nhiên sẽ hiệu quả và phù hợp hơn nếu sử dụng và nhắm đến một hoặc hai từ khóa đuôi dài, đơn giản vì bạn có thể tốn nhiều thời gian cho một từ khóa chính nhưng với biến thể đuôi dài, thời gian truy cập và lưu lượng được tăng nhanh một cách bất ngờ. Lấy ví dụ điển hình, từ khóa chính của bạn là “Seo tips”, từ khóa đuôi dài 1 có thể là “ Seo tips for beginners”- hiệu ứng và hiệu quả chắc chắn khác biệt.

Bước 3: Phác thảo thông tin thẻ tiêu đề cơ bản

Có 3 luật phác thảo mà bạn cần tuân thủ : Tập trung vào mô tả - Luôn giữ chúng ngắn hạn và ngắn hạn tối đa có thể - Hãy chắc chắn rằng thẻ tiêu đề có bao gồm từ khóa của bạn, và nếu có thể linh động hãy đưa biến thể đuôi dài của chúng vào trong title.

Bước 4: Đánh giá tính độc đáo trong nội dung của bạn

Người dùng thường có xu hướng tìm kiếm “phẩm chất” được cho là hấp dẫn với họ vậy bước cuối cùng hãy xem xét nội dung của bạn có gì độc đáo hay không và đừng ngần ngại khi hỏi mọi người và nói cho mọi người biết về sự độc đáo đó. Thông thường, có 5 yếu tố phẩm chất tạo nên sự độc đáo bao gồm mức độ sâu sắc – danh sách – tốc độ - tươi mới và thương hiệu, bí quyết của sự độc đáo tạo nên bởi chính những “phẩm cấp” này.

 5. Cách tối ưu hóa hình ảnh 

5 cách tối ưu hóa hình ảnh cho website

Đăng tải hình ảnh lên trang web là một thao tác đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách tối ưu hình ảnh hiệu quả, thậm chí giai đoạn này còn bị bỏ quên. Để giúp người dùng có được một hình chuẩn SEO trên website, Bizfly giới thiệu tới bạn đọc 5 cách tối ưu hóa hình ảnh cho website ngay dưới đây.

Sử dụng đúng định dạng ảnh

Mỗi file hình ảnh đều có một phần đuôi thể hiện định dạng, trong đó phổ biến nhất là JPEG và PNG. Việc xác định đúng định dạng ảnh sẽ giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin, hình ảnh website của bạn

Sử dụng đúng định dạng ảnh là cách tối ưu hóa hình ảnh cho website hiệu quả

Sử dụng đúng định dạng ảnh là cách tối ưu hóa hình ảnh cho website hiệu quả

  • JPEGs thường được khuyên dùng cho file ảnh. Bởi vì chúng có dung lượng file nhỏ, người dùng có thể thu nhỏ hoặc nén ảnh mà không là mất đi chất lượng của hình ảnh.
  • PNGs thì được dùng cho file ảnh dạng logos, vectors, ảnh chụp màn hình và hình ảnh cỡ nhỏ. Chúng có kích thước file lớn hơn nên dạng này ít sử dụng hơn.

Ngoài ra, JPG cũng là định dạng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên định dạng JPG hay làm giảm dung lượng hình ảnh xuống thấp khi bạn muốn thu nhỏ file ảnh. 

Bên cạnh đó, có một ngoại lệ là file GIFs. Đây là hình ảnh động cho phép người dùng tải lên website thay thế cho MP4 bởi dung lượng file nhỏ.

Nén, giảm kích thước ảnh

Khi nén ảnh bạn cần lưu ý giữa chất lượng và kích thước hình ảnh, bởi nén càng ít thì chất lượng hình ảnh sẽ tốt hơn. Bên dưới là các ứng dụng desktop và nền web, plugin WordPress để giúp bạn nén ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể.

Có 3 cách thông dụng nhất hiện nay để nén và giảm kích thước hình ảnh để tối ưu hóa hình ảnh cho website:

  • Cách 1: Bạn có thể sử dụng phần mềm nén ảnh thông dụng nhất hiện nay, ví dụ như: Adobe Photoshop, Gimp, Affinity Photo và Paint.NET. Với cách làm này bạn cần có kiến thức để chỉnh sửa ảnh, tuy nhiên lại có nhiều sự lựa chọn để tối ưu hóa hình ảnh cho WordPress.
  • Cách 2: Sử dụng ứng dụng tự động làm nén ảnh, phổ biến là JPEGmini và TinyPNG. Hoặc những công trên máy tính như là ImageOptim, OptiPNG và Trimage.
  • Cách 3: Plugin nén ảnh WordPress

Đặt tiêu đề và thẻ cho ảnh

Tiêu đề ảnh sẽ được hiển thị khi người dùng nhấp chuột vào hình ảnh. Đối với SEO, công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào đó để xác định hình ảnh của bạn. 

Đặt tiêu đề và thẻ cho ảnh là cách tối ưu hóa hình ảnh cho website đơn giản

Đặt tiêu đề và thẻ cho ảnh là cách tối ưu hóa hình ảnh cho website đơn giản

Việc đặt tiêu đề và thẻ ảnh sẽ giúp Google có định hướng rõ ràng là trang web của bạn là nói về nội dung gì. Nếu bạn có nhiều ảnh trên một bài viết, vậy ảnh đầu tiên nên chứa từ khóa chính. Mỗi hình tiếp theo nên sử dụng từ khóa phụ hoặc nội dung liên quan xung quanh đến hình ảnh.

Lưu tên ảnh đúng cách

Tên file vốn dĩ có thể giúp website của bạn tăng hạng trên Google image search. Do đó thay vì lưu tên ảnh định dạng vô nghĩa thì để tối ưu hóa hình ảnh cho website thì bạn có thể đổi nó thành tên theo từ khóa hoặc đơn giản là hình ảnh đó nói về nội dung gì.

Trước khi bạn upload ảnh lên trang web, hãy dành thời gian để tối ưu hóa hình ảnh cho phù hợp với các quy tắc đặt tên sau:

  • File ảnh là tên không dấu và có gạch nối giữa các từ (ví dụ: toi-uu-hoa-anh-cho-website.jpeg)
  • Hình ảnh cần bắt buộc chứa từ khóa 
  • Tên file ảnh không chứa các ký tự đặc biệt như  “/, #, ?”

Số lượng ảnh trên một bài viết

Bình thường mỗi bài viết khoảng 1000 từ nên có tối thiểu 3 hình trở lên để người dùng cảm thấy nội dung không nhàm chán và dài dòng. Bởi vậy tùy vào số lượng chữ mà hình sẽ nhiều hay ít.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng chèn quá nhiều hình ảnh cho một nội dung. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tốc độ load trang của website. Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng nhiều ảnh người dùng cần tối ưu dung lượng và kích thước ảnh tốt nhất để cải thiện tốc độ load trang.